Trái phiếu là gì? Sự khác biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu

Chứng khoán - hiện nay khi nhắc đến đầu tư, người ta sẽ nghĩ ngay đến đầu tư chứng khoán hay tiền điện tử. Có thể thấy, đầu tư chứng khoán đang dần trở nên phổ biến và mọi người dễ dàng tiếp cận hơn. Mặt khác, ngày càng có nhiều ứng dụng xuất hiện, hỗ trợ cho những người mới tìm hiểu về cách đầu tư và giao dịch chứng khoán, với chi phí cực kỳ thấp. Tuy nhiên, đối với đầu tư chứng khoán, có rất nhiều hình thức đầu tư, như đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu hay chứng chỉ. Nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng nếu không hiểu rõ được khái niệm của những tài sản đầu tư này sẽ gây nhiều bất lợi trong quá trình đầu tư của bạn đấy.

Trái phiếu là gì?

trái phiếu

Trái phiếu là loại sản được phát hành từ chính phủ, doanh nghiệp hay tổ chức với mục đích cơ bản là vay vốn từ các nhà đầu tư. Về hình thức, trái phiếu là hợp đồng cho vay, Trong đó, người mua trái phiếu là người cho vay. Và bên phát hành trái phiếu sẽ vay vốn từ người mua trong một thời gian nhất định. Theo đó, người nắm giữ trái phiếu theo định kỳ sẽ nhận được lãi suất. Và đến thời điểm đáo hạn, bên phát hành sẽ trả lại người mua trái phiếu số tiền gốc ban đầu. Có nhiều loại trái phiếu, là trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng hay trái phiếu chính phủ. 

Cổ phiếu là gì?

cổ phiếu

Cổ phiếu là một dạng chứng khoán đại diện người nắm giữ chứng khoán với bên phát hành cổ phiếu; người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Theo đó, người nắm giữ cổ phiếu có quyền chia lợi nhuận, hoặc dựa vào số lượng cổ phiếu nắm giữ sẽ có quyền tham gia vào các quyết định của công ty. Trên thị trường cổ phiếu được chia thành các nhóm khác nhau, như Cổ phiếu Blue Chip, Cổ phiếu Midcap hay Cổ phiếu Penny.

Sự khác biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu


Trái phiếu

Cổ phiếu

Tính chất:

Tài sản đại diện hợp đồng cho vay, từ bên phát hành với người nắm giữ trái phiếu. Theo đó, định kỳ thường xuyên người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được lãi suất nhất định. Vào thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư sẽ nhận lại số tiền gốc ban đầu.

Tài sản đại diện cho người nắm giữ cổ phiếu của một công ty, doanh nghiệp - còn được gọi là cổ đông. Theo đó, người nắm giữ sẽ có quyền lợi lợi nhuận (tùy vào tình hình của thị trường) và quyền quyết định trong các cuộc họp trong công ty.

Lợi nhuận:

Lợi tức biến đổi theo thỏa thuận hoặc cố định theo định kỳ.

Lợi nhuận phụ thuộc theo tình hình thị trường và hiệu suất kinh doanh của công ty. 

Rủi ro:

Người nắm giữ thường gặp rủi ro về tín dụng và lãi suất. Tuy nhiên, rủi ro so với cổ phiếu sẽ thấp hơn. Vì người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được ưu tiên về vốn và lợi tức trước các cổ đông.

Giá cổ phiếu thường sẽ biến động theo biến động của thị trường và hiệu suất kinh doanh của công ty phát hành. Vậy nên, cổ phiếu có rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu.

Vậy, nên mua trái phiếu hay mua cổ phiếu?

nên mua cổ phiếu hay trái phiếu

Dù trái phiếu hay cổ phiếu, chúng đề có lợi nhuận và rủi ro. Khi quyết định đầu tư vào loại tài sản nào chăng nữa, bạn nên xác định được mục tiêu đầu tư rõ ràng, nguồn vốn đầu tư, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, và chuẩn bị trước tâm lý gánh các rủi ro.

Nếu bạn muốn có lợi nhuận vốn định, thì nên đầu tư vào trái phiếu sẽ thích hợp hơn. Trái phiếu còn giúp bảo vệ nguồn vốn tốt hơn. Cổ phiếu thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, cổ phiếu sẽ có nhiều rủi ro hơn vì thường biến động giá mạnh. Nếu bạn có chiến lược đầu tư đúng đắn, và có thể chịu được gánh nặng tâm lý rủi ro, thì đầu tư vào cổ phiếu cũng rất thích hợp. Mặt khác, nếu đầu tư dài hạn thì nên đầu tư vào trái phiếu và nếu muốn đầu tư ngắn hạn thì đầu tư vào cổ phiếu.

Bên cạnh đó, nên học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm đầu tư, và cân nhắc, có các kế hoạch đầu tư rõ ràng. Đảm bảo việc đầu tư đi đúng với mục tiêu đầu tư, và biết cách kiểm soát nguồn vốn hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu.

Xem thêm bài viết: Top 5 quỹ trái phiếu hàng đầu năm 2023.

Tổng hợp: Chungkhoan24h.net


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ROCE là gì? Cách tính chỉ số ROCE

PaprMEME: Tổng quan nền tảng NFT Lending